bản đồ đường cao tốc việt nam

Bản đồ đường cao tốc Việt Nam [Quy hoạch và Hiện hữu]

Posted by

Bản đồ đường cao tốc Việt Nam hay nói đúng hơn là hệ thống đường cao tốc Việt Nam là một mạng lưới các đường cao tốc kéo dài từ Bắc đến Nam ở Việt Nam và thuộc hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Bắt đầu được xây dựng từ cuối năm 1998 đến nay, năm 2024 thì theo tính toán, toàn bộ Hệ thống đường cao tốc Việt Nam có quãng đường khoảng 2.021 km, dự kiến đến năm 2025 cả nước có khoảng 3000 km và đến năm 2030 cả nước sẽ có khoảng 5000 km.

tên các đường cao tốc việt nam
Bản đồ đường cao tốc Việt Nam kèm theo tên

Hiện nay nhiều đoạn cao tốc đã được xây dựng và đang được vận hành như đường cao tốc Thành phố Hồ Chí MinhLong Thành – Dầu Giây hoặc đang xây dựng như đường cao tốc Cần ThơCà Mau. Đường cao tốc lớn đi từ Bắc đến Nam là đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (CT.01) đã được xây dựng nhiều đoạn và nhiều đường cao tốc lớn khác vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Quy hoạch đường cao tốc Việt Nam

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có quy hoạch phát triển hệ thống đường cao tốc của Việt Nam được Chính phủ xác định là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy kinh tế và hội nhập quốc tế. Các tuyến cao tốc không chỉ giúp giảm tải cho các tuyến đường bộ hiện có mà còn góp phần cải thiện kết nối giữa các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vùng và quốc gia.

bản đồ đường cao tốc việt nam
bản đồ đường cao tốc việt nam

Tính đến cuối năm 2024, đã có bổ sung nhiều tuyến đường cao tốc vào quy hoạch như bổ sung quy hoạch mới 2 tuyến cao tốc là cao tốc Cà Mau – Đất Mũi và cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum.

cao tốc quảng ngãi - kontum
cao tốc quảng ngãi – kontum
cao tốc Cà Mau - Đất Mũi
cao tốc Cà Mau – Đất Mũi

Các tuyến cao tốc điều chỉnh tiến trình đầu tư sau năm 2030 thành trước năm 2030 như: Sơn La – Điện Biên, Bắc Kạn – Cao Bằng, Tuyên Quang – Hà Giang, Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh đoạn Quy Nhơn – Pleiku, Gò Dầu – Xa Mát, Hồng Ngự (Đồng Tháp) – Trà Vinh đoạn cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) – Cao Lãnh và đoạn An Hữu (Tiền Giang) – Trà Vinh.

Sau khi điều chỉnh bổ, sung các tuyến cao tốc, tổng chiều dài quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc đến năm 2050 khoảng 9.234 km (tăng khoảng 220 km so với quy hoạch trước đây). Trong đó, các tuyến có lộ trình đầu tư trước năm 2030 khoảng 6.754 km (tăng khoảng 633km), các tuyến có lộ trình đầu tư sau năm 2030 khoảng 2.480 km.

bản đồ dự kiến triển khai các cao tốc việt nam
bản đồ đường cao tốc việt nam dự kiến

Mạng lưới đường cao tốc Việt Nam hiện nay

Mạng lưới đường cao tốc Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các tuyến cao tốc chính liên kết các khu vực kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn và các cửa ngõ quốc tế. Một số tuyến cao tốc quan trọng của Việt Nam bao gồm:

  • Cao tốc Bắc – Nam (Cao tốc Hà Nội – TP.HCM): Là tuyến cao tốc lớn và quan trọng nhất của Việt Nam, kết nối các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam. Dự án này được chia thành nhiều giai đoạn và sẽ có chiều dài tổng cộng hơn 2.100 km khi hoàn thành.
  • Cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Kết nối Hà Nội với tỉnh Lào Cai, mở ra một cửa ngõ quan trọng với Trung Quốc.
  • Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: Kết nối TP.HCM với sân bay quốc tế Long Thành, giúp giảm tải cho quốc lộ 51 và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
  • Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Là tuyến cao tốc quan trọng trong khu vực miền Trung.

Nguồn vốn để thực hiện các đường cao tốc

Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc tại Việt Nam đòi hỏi nguồn vốn lớn, hiện nay, có nhiều hình thức huy động vốn, bao gồm:

  • Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Được sử dụng để xây dựng những tuyến cao tốc trọng điểm quốc gia.
  • Hình thức BOT (Build-Operate-Transfer): Được áp dụng cho nhiều tuyến cao tốc, cho phép các nhà đầu tư tư nhân tham gia xây dựng và vận hành trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó chuyển giao cho nhà nước.
  • Hợp tác công tư (PPP): Mô hình này cũng được áp dụng để huy động thêm nguồn lực cho các dự án lớn.

Chiều dài các tuyến đường cao tốc

Theo bản đồ quy hoạch tuyến đường đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hơn 6.400 km tuyến đường cao tốc, trong đó có hai tuyến của cao tốc Bắc-Nam được quy hoạch với tổng chiều dài khoảng 2.109 km.

Các tuyến đường cao tốc ở phía Bắc

Gồm 07 tuyến hướng tâm kết nối với Thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài 1.099 km, có các tuyến đường cụ thể sau:

Tuyến đường Chiều dài
Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh 130Km
Hà Nội – Hải Phòng 105Km
Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai 264Km
Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái 294Km
Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) 90Km
Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình 56Km
Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh 160Km

Các tuyến đường cao tốc ở Miền Trung – Tây Nguyên

Gồm 03 tuyến với tổng chiều dài 264 km, cụ thể các tuyến như sau:

Tuyến đường Chiều dài
Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh) 34Km
Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị) 70Km
Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai) 160Km

Các tuyến đường cao tốc ở phía Nam

Gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 984 km, cụ thể như sau:

Tuyến đường Chiều dài
Biên Hòa (Đồng Nai) – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 76Km
Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng) 209Km
Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước) 69Km
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) 55Km
Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng 200Km
Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu 225Km
Cần Thơ – Cà Mau 150Km

Leave a Reply